English

Công dụng của vỏ quít

Thứ tư, 31/08/2016, 14:11 GMT+7
Công dụng của vỏ quít

Công dụng của vỏ quít

Nếu muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng say xe, nẻ da, ho, phong hàn… thì vỏ quýt tươi (hoặc khô) sẽ là lựa chọn hữu hiệu nhất. Sau đây là một vài công thức pha chế và sử dụng vỏ quýt hiệu quả dựa trên kinh nghiệm của các thầy thuốc Đông y

1. Trị say xe: Một giờ trước khi lên xe hơi, tàu thủy hay máy bay, nên ngửi trực tiếp vỏ quýt tươi đã được bóp giập làm nhiều lần sao cho dầu hương quýt bay ra.  Sau khi lên các loại phương tiện dễ gây say nói trên, tiếp tục lặp lại những thao tác trên sao cho ngửi được lượng dầu hương quýt tối đa nhất. Trong vỏ quýt có chứa loại tinh dầu thơm đặc biệt, có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.

2. Trị nứt nẻ da: Sao vỏ quýt cho khô, sau đó nghiền thành bột nhỏ, cho thêm chút dầu thực vật rồi trộn đều. Dùng hỗn hợp ấy bôi lên vùng da bị nứt nẻ do thời tiết hay thiếu chất dinh dưỡng. Dầu quýt cộng thêm với dầu thực vật có tác dụng bôi trơn vùng da khô nẻ, rạn nứt, đồng thời cung cấp độ ẩm nuôi dưỡng da trong thời gian dài.

3. Trị viêm phế quản mãn tính: Vỏ quýt tươi từ 5-15 g, bỏ vào nước lọc rồi đun sôi, gạn lấy nước uống hàng ngày.Thành phần chất đặc biệt trong vỏ quýt có tác dụng làm dịu mát phế quản, thông khí, có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm loét phế quản, làm lành nhanh vết viêm nhiễm.

4. Trị ho: Dùng 5g vỏ quýt đã phơi khô, cho thêm 2 cốc nước rồi đun sôi. Khi hỗn hợp này sôi, cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ, uống khi còn nóng.Cũng có thể dùng vỏ quýt tươi, thái nhỏ, có thể dùng đường trắng thay thế bỏ vào đun sôi cũng có tác dụng tiêu đờm và trị ho hiệu quả.

 5. Trị táo bón: Sử dụng 12g vỏ quýt tươi hoặc 6g vỏ quýt khô cho vào nước rồi đun sôi. Nên uống hỗn hợp này khi còn nóng, uống hàng ngày mới phát huy tác dụng trị táo bón tốt nhất.

 

 6. Giã rượu: Dùng 30g vỏ quýt tươi, cho thêm chút muối rồi đun sôi sẽ có tác dụng giải rượu rất tốt.

 

 7. Trị nghiến răng khi ngủ 10 phút trước khi đi ngủ, nên ngậm 1 lát nhỏ vỏ quýt. Cứ ngậm như vậy cho đến khi chìm vào giấc ngủ, nếu thấy khó chịu có thể thay thế vỏ quýt khác.Vị hương nhẹ nhàng của vỏ quýt khiến bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Hơn nữa, vỏ quýt cũng là “vật cản” khiến bạn khó có thể nghiến răng khi ngủ.

 8. Trị ghê răng: Mức độ ghê răng khi ăn đồ chua của người già hay những người có hàm răng nhạy cảm là khác nhau. Thực ra, có 1 cách trị ghê răng khi ăn cam hay quýt chua, đó là dùng vỏ cam, quýt còn thừa thái nhỏ hòa nước uống. Cách làm này vừa hiệu quả lại tận dụng tối đa tác dụng của cả ruột và vỏ quýt.

9. Trị viêm tuyến sữa: Viêm tuyến sữa thường xuất hiện ở các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Để điều trị chứng bệnh này hiệu quả, nên dùng cách sau. Dùng 30g vỏ quýt tươi, 6g cam thảm trộn đều cho nước vào đun sôi, sử dụng hàng ngày (có thể dùng thay cho nước lọc).

10. Trị chứng hôi miệng: Ngậm 1 lát vỏ quýt tươi nhỏ trong miệng thường xuyên, từ 5-10 phút/ lần. Hoặc có thể nhai trực tiếp vỏ quýt tươi sẽ rất hữu hiệu trong trị chứng hôi miệng.

 11. Trị ngộ độc do ăn cua, cá: Sử dụng lượng vỏ quýt thích hợp rồi đun sôi, gạn lấy nước uống làm nhiều lần có thể làm chậm quá trình phát tán độc tố do ăn cua hay cá.Trong trường hợp trúng độc nặng, cần cho uống hỗn hợp trên ngay sau khi phát hiện, rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.

 12. Trị lạnh bụng, buồn nôn: Cho hỗn hợp vỏ quýt và gừng tươi vào nước rồi đun sôi, uống khi hỗn hợp này còn nóng có công dụng trị chứng lạnh bụng và buồn nôn.

 13. Trị đầy hơi, thông khí huyết: Dùng vỏ quýt tươi, cho vào nước rồi đun sôi, cho thêm đường trắng nấu thành hỗn hợp canh, uống nóng là tốt nhất. Bài thuốc này có tác dụng trị đầy hơi, thông khí huyết, khô rát họng.

 14. Trị chứng khó tiêu hóa: Ngâm 50g vỏ quýt vào rượu. Loại rượu ngâm này có tác dụng bổ tì vị, trị chứng nôn mửa kéo dài. Đặc biệt khi ăn những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường thì có tác dụng tiêu hóa rất tốt.

 15. Tiêu đờm: Cho vỏ quýt đã rửa sạch vào bình chứa rượu trắng, ngâm hỗn hợp này trong khoảng 20 ngày là có thể dùng được. Hỗn hợp này có mùi vị đậm đà, kích thích ngon miệng lại có tác dụng tiêu đờm hiệu quả.

 16. Trị cảm, phong hàn: Cho vỏ quýt tươi, gừng tươi, đường đỏ nấu sôi nhuyễn thành canh, dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh cảm cúm, phong hàn, ho có đờm, nôn mửa.

 17. Nâng cao tinh thần, kích thích ngon miệng: Vỏ quýt thái lát mỏng, rửa sạch, phơi khô trộn thêm lá trà xanh (hoặc lá trà đã phơi khô) nấu thành hỗn hợp nước trà thơm ngon, có tác dụng làm cho tinh thần thoải mái và kích thích ngon miệng. Hương vị tươi mới tỏa ra từ vỏ quýt cộng thêm lá trà xanh nhiều công dụng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, không cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ.

 18. Trị viêm tuyến tụy: Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức sức khỏe hàng đầu Trung Quốc, vỏ quýt là một trong những nguyên liệu có tác dụng ngăn chặn và chữa trị viêm tuyến tụy vô cùng hiệu quả. Dùng 30g vỏ quýt, 10g cam thảo, cho nước vào đun sôi để uống hàng ngày.

TAG:

Ý kiến của bạn